RỪNG NGẬP MẶN VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC

Rừng ngập mặn được xem là lớp đệm hiệu quả giữa đất liền và biển, là nơi tiếp nhận lượng lớn thành phần vết nguyên tố vô cơ và hữu cơ, bảo vệ nguồn nước ven biển khỏi những sự ô nhiễm. Tuy nhiên khả năng này có thể phụ thuộc vào đặc điểm của trầm tích, thành phần thực vật và thủy văn. Tầm quan trọng về sinh thái, môi trường và kinh tế của rừng ngập mặn đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới và được giới khoa học trong và ngoài nước chứng minh với các số liệu ở các quy mô và vùng sinh thái khác nhau. Vai trò tiềm năng của rừng ngập mặn có thể kể đến 8 loại dịch vụ môi trường chính: 1) Dịch vụ hấp thụ, lưu trữ, bể chứa các-bon; 2) Dịch vụ giảm bồi lắng và lượng bùn thải; 3) Dịch vụ chống xói lở bờ biển; 4) Dịch vụ Chắn sóng; 5) Dịch vụ cung ứng nước sạch, lọc kim loại nặng và chất ô nhiễm; 6) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ; 7) Dịch vụ vẻ đẹp cảnh quan; và 8) Dịch vụ cung cấp nguyên liệu thực phẩm. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam (PFES) hiện tại có quy định chi trả cho dịch vụ môi trường rừng ngập mặn thông qua dịch vụ nuôi trồng thủy sản và cung ứng bãi đẻ.

1

Hình 1. Các loại hình dịch vụ môi trường của rừng ngập mặn

Sự biến đổi của vết nguyên tố kim loại ở rừng ngập mặn rất phức tạp do ảnh hưởng của các quá trình sinh địa hóa khác nhau trên khắp vùng chịu tác động của thuỷ triều. Do khả năng gây độc của chúng đối với sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn và sức khỏe con người, nên vòng tuần hoàn của vết kim loại là vấn đề nghiêm túc được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều thập kỷ vừa qua và hiện nay. Nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thành Nho (Trưởng Bộ môn Quản lý Tài nguyên và Môi trường) là một trong những nhóm đầu tiên thực hiện các khảo sát, nghiên cứu khả năng lọc thành phần chất ô nhiễm để làm sạch nguồn nước của rừng ngập mặn ở Việt Nam. Các nghiên cứu chính tập trung vào hành vi phân bố của kim loại trong nguồn nước, đất và khả năng tích luỹ sinh học của thảm thực vật rừng ngập mặn. Ngoài ra, nhóm cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn sang các hoạt động khác như nuôi trồng thuỷ sản và phát triển khu dân cư đến tính chất của đất ngập mặn và các rủi ro sinh thái tiềm năng của vết kim loại cho hệ sinh thái rừng cũng như rủi ro tiềm năng đến sức khoẻ người dân khi sử dụng các nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ rừng ngập mặn.

Hình 2. Hoạt động thu mẫu nghiên cứu ở rừng ngập mặn

Call Now