• Trang chủ /
  • Hoạt động nghiên cứu
  • / TỐI ƯU HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY SỬ DỤNG BỨC XẠ VI SÓNG ĐẾN HÀM LƯỢNG POLYPHENOL VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH TRÍCH TỪ VỎ BƯỞI (CITRUS MAXIMA (BURM.)MERR.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG

TỐI ƯU HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY SỬ DỤNG BỨC XẠ VI SÓNG ĐẾN HÀM LƯỢNG POLYPHENOL VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH TRÍCH TỪ VỎ BƯỞI (CITRUS MAXIMA (BURM.)MERR.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG

ThS. Nguyễn Hồng Khôi Nguyên

Vỏ bưởi là phụ phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm, tuy nhiên vỏ bưởi chứa nhiều hợp chất sinh học quan trọng như polyphenol, flavonoid có hoạt tính kháng oxy hóa. Do đó mục tiêu của đề tài là tối ưu hóa các thông số của quá trình trích ly polyphenol từ vỏ bưởi để thu nhận dịch chiết có thể ứng dụng trong các nghiên cứu tiếp theo trong màng bảo quản trái cây sau thu hoạch. Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng vỏ trắng bưởi Da Xanh, vỏ bưởi được khảo sát các thành phần hóa học cơ bản như độ ẩm, protein, lipid, tro, xơ và carbohydrate. Kết quả khảo sát quá trình trích ly để thu được các giá trị ở tâm trong quá trình tối ưu hóa là ethanol với nồng độ 60°, tỷ lệ nguyên liệu : dung môi (1 : 30), công suất vi sóng 300W, quá trình trích ly được thực hiện liên tục trong 2 phút. Từ các giá trị ở tâm này, phương pháp bề mặt đáp ứng được thực hiện trên phần mềm Design – Expert 11 trên 20 thí nghiệm và đã thu được các thông số tối ưu của quy trình trích ly polyphenol từ vỏ trắng bưởi Da Xanh là nồng độ ethanol 46 % với tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu là 19 (mL/g) trong 167 giây với hàm lượng polyphenol đạt được là 11,5 mg GAE/g chất khô và % DPPH bị bắt giữ là 17,18 %.

Hình. Biểu đồ đáp ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện mối quan hệ % DPPH bị bắt giữ ở cặp yếu tố Tỷ lệ – Nồng độ

 

Call Now