Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học lần 4 trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19

NTTU – Vừa qua, Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức thành công chương trình Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học lần 4 năm 2021, với sự tham gia sôi nổi hào hứng đến từ các sinh viên thuộc các lĩnh vực: Công nghệ phẩm, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Quản lý Tài nguyên và Môi trường thông qua nền tảng trực tuyến zoom.

Tham gia chương trình hội thảo trực tuyến có sự tham gia của ông Trương Bình Nguyên – Công ty Trà Long Đinh; ông Huỳnh Tấn Đạt – Công ty TNHH MTV Công nghệ Môi trường Lê Huỳnh; ông Nguyễn Uy Thứ – Công ty TNHH Trà Vinh Farm; TS. Trần Thị Như Trang – Trưởng khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cùng quý thầy cô và hơn 200 sinh viên năm 3, năm 4 thuộc các ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Tài nguyên và Môi trường.

Hội thảo trực tuyến có sự tham gia của Quý khách mời, ban lãnh đạo khoa, giảng viên cùng các bạn sinh viên

Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học là một hoạt động thường niên của Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường, đây cũng làm năm thứ 4 khoa tổ chức nhằm tạo dựng sân chơi bổ ích khơi nguồn đam mê sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho sinh viên, đây cũng là dịp để lãnh đạo Khoa, Hội đồng chuyên môn lắng nghe, đánh giá những báo cáo kết quả nghiên cứu của sinh viên khi hoàn tất khóa luận tốt nghiệp. Khác với những năm trước, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Khoa đã chuyển sang hình thức hội thảo trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh. Theo TS. Trần Thị Như Trang – Trưởng Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường, cũng là người theo sát các em sinh viên khi thực hiện đề tài chia sẻ “Dự kiến ban đầu có hơn 90 đề tài sẽ tham dự hội thảo trong 10/2021. Tuy nhiên do dịch bệnh và phải thực hiện giãn cách xã hội nên các bạn sinh viên phải học online và không có điều kiện về các trang thiết bị máy móc để thực hiện các nghiên cứu mà các em đang ấp ủ. Do đó, chỉ có 30 đề tài đăng ký tham gia đợt này. Trong đó, ngành Công nghệ Thực phẩm có 20 đề tài; Công nghệ Kỹ thuật Hóa học có 4 đề tài; Quản lý Tài nguyên và Môi trường có 6 đề tài.”

TS. Trần Thị Như Trang – Trưởng khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường

Theo đó, trước khi Hội thảo diễn ra 03 ngày, poster của các nhóm đề tài đã được gửi đến hội đồng để đánh giá về hình thức trình bày, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Tại phần thuyết trình, mỗi đề tài sẽ có 5 phút trình bày báo cáo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trước hội đồng chuyên môn. Xuyên suốt buổi hội thảo, các nhóm đề tài đã được tham gia tranh luận cũng như nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ tận tình đến từ phía khách mời, lãnh đạo khoa, hội đồng chuyên môn nhiều kinh nghiệm. Kết thúc phần trình bày, hội đồng đánh giá đã chọn ra 10 đề tài có phần trình bày poster suất sắc nhất. Trong đó gồm:

Giải thưởng

Tên sinh viên

Đề tài nghiên cứu

Giải thưởng ngành Công nghệ thực phẩm
Giải nhất Ngô Phước Tài

MSSV: 1711546231

Ảnh hưởng của thành phần hydrocolloids đến đặc tính sấy và chất lượng bột xoài (Mangifera indica L.) ứng dụng kỹ thuật sấy Refractance Window.
Giải nhì Nguyễn Tuấn Nam

MSSV: 1711544673

Khảo sát các thông số trong quá trình trích ly có hỗ trợ nhiệt lá quế (Cinnamomum verum), so sánh 3 phương pháp trích ly: ngâm chiết, hỗ trợ nhiệt, và Soxhlet.
Giải nhì Nguyễn Thị Hồng Ánh

MSSV: 1711546972

Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến hoạt tính kháng oxy hóa của quả sung (Ficus racemosa L.) sấy khô
Giải ba Phạm Thanh Nhã

MSSV: 1711542390

Khảo sát các thông số trong quá trình trích ly có hỗ trợ vi sóng vỏ măng cụt (Garcinia mangostana)
Giải ba Nguyễn Thùy Trang

MSSV: 1711547729

Quá trình đồng sắc tố anthocyanin bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.) với flavonol (rutin và quercetin): Ảnh hưởng của tỉ lệ mol lên hoạt tính chống oxy hóa và màu sắc.
Giải ba Đỗ Huy Thịnh

MSSV: 1711542344

Khảo sát các thông số trong quá trình trích ly có hỗ trợ vi sóng lá quế (Cinnamomum verum)
Giải thưởng ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học
Giải nhất Nguyễn Thị Thanh Diệu

MSSV: 1711546923

Đánh giá hàm lượng của K, Al, Fe, Mn, Cr, Zn và bước đầu phân biệt về nguồn gốc một số sản phẩm trà đặc trưng của Việt Nam sử dụng công cụ phân tích  dữ liệu đa biến.
Giải ba Thái Ngọc Phụng

MSSV: 1711541694

Tổng hợp nano bạc bằng phương pháp hoá học xanh từ dịch chiết lá ổi.
Giải thưởng ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Giải nhì Hồ Hữu Trung

MSSV: 1711542667

Nghiên cứu tỷ lệ C/N và tần suất đảo trộn khác nhau lên giá thể hữu cơ tạo ra phân compost nhằm tận dụng xác vỏ bưởi sau chưng cất tinh dầu.
Giải ba Mai Thùy Quyên

MSSV: 1600002332

Đánh giá ảnh hưởng của mảng xanh công viên đến chất lượng môi trường không khí trong đô thị.

Có thể nói, đối với sinh viên, NCKH giúp các em phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo, khả năng tự học, tự nghiên cứu cũng như từng bước tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ. Thông qua NCKH sinh viên có phương pháp tư duy và tác phong khoa học, làm cơ sở để nâng cao trình độ và năng lực công tác chuyên môn ở các vị trí công việc sau khi ra trường. “Mặc dù bị nhiều yếu tố khách quan tác động làm cho đề tài tham gia năm nay không phong phú như các năm trước, tuy nhiên với 30 đề tài tham gia mang nhiều tính ứng dụng thực tiễn, tôi đánh giá rất cao tinh thần, đam mê, những nổ lực, cố gắng của các bạn sinh viên và giảng viên trong khoa đã góp phần thúc đẩy phong trào học tập và nghiên cứu khoa học không chỉ riêng trong khoa Kỹ thuật Thực phẩm – Môi trường nói riêng mà tất cả sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nói chung. Từ thành công hội thảo nghiên cứu khoa học cấp khoa sẽ có nhiều đề tài sinh viên chọn đăng ký tham dự giải Euréka của thành phố sắp tới.” – TS. Trần Thị Như Trang chia sẻ thêm.

Sinh viên trình bày poster thông qua nền tảng trực tuyến zoom

(Nguồn: https://ntt.edu.vn/web/tin-tuc/hoi-thao-sinh-vien-nghien-cuu-khoa-hoc-lan-4-trong-boi-canh-dich-benh-covid-19)

Call Now