MỸ PHẨM “SẠCH” – MỸ PHẨM THIÊN NHIÊN

Thị trường mỹ phẩm có quy mô tương đối rộng lớn và nhu cầu thì ngày càng tăng bởi sự quan niệm về cái đẹp ít nhiều đã có sự thay đổi trong nhận thức, nhu cầu làm đẹp tăng cao, thêm vào đó là sự gia tăng về thu nhập, mức sống của người tiêu dùng đã khiến cho mỹ phẩm có điều kiện trở thành loại sản phẩm thông dụng.

Yêu cầu về chất lượng của sản phẩm cũng được quan tâm. Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng dịch chuyển nhu cầu về các sản phẩm thiên nhiên – Mỹ phẩm được chiết xuất từ các từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Đây cũng là một trong những từ khóa giới thiệu sản phẩm được các nhà sản xuất sử dụng nhiều hiện nay trong những hoạt động quảng cáo và truyền thông.

Sản phẩm này đã cho thấy sự ưu việt vượt trội so với các sản phẩm khác bởi tính an toàn cao cho sức khỏe con người và rất thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm.

Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nguồn nguyên liệu thiên nhiên có dược tính vô cùng phong phú. Việc tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có, cũng đang được các nhà sản xuất mỹ phẩm quan tâm. Hàng loạt các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đươc sản xuất như: tinh dầu, nước lau sàn, xà phòng trị mụn…Tuy nguồn nguyên liệu dồi dào là thế, nhưng thực tế đa số các sản phẩm của chúng ta sản xuất ra chưa được khách hàng quan tâm hoặc đánh giá cao vì các sản phẩm được sản xuất với quy trình ngâm chiết đơn giản với kỹ thuật phối trộn còn đơn giản.

Bên cạnh đó các sản phẩm nhập khẩu sở hữu các lợi thế cạnh tranh như công nghệ, và tiềm lực tài chính trong mảng marketing mà đa phần khách hàng tại Việt Nam đã và đang ưa chuộng. Vậy tại sao những Kỹ sư Hóa học không tự nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mỹ phẩm để phục vụ cho mình, cho người thân; đồng thời, học học và trau dồi năng lực nghiên cứu và sáng tạo để có một vị trí công việc tốt trong ngành mỹ phẩm hay để khởi nghiệp?

Đáp ứng nhu cầu thị trường, ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học thuộc Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường, trường Đại học Nguyễn Tất Thành hiện đào tạo sinh viên có kiến thức về các hợp chất thiên nhiên, công nghệ và kỹ thuật chiết xuất phân lập các chất, thiết lập công thức mỹ phẩm, và bảo đảm/kiểm soát chất lượng mỹ phẩm.

Các nghiên cứu và sản phẩm của ngành như: tinh dầu (bạc hà, cam, bưởi, chanh trúc, hương thảo, tràm gió, tiêu…), một số sản phẩm chăm sóc da và tóc: dầu gội đầu từ bồ kết, bồ hòn, sửa rửa mặt hoa nhài, lotion đuổi muỗi, kem chống rạn nứt da…

Hình ảnh nơi trưng bày các sản phẩm mẫu của phòng thí nghiệm Hóa mỹ phẩm

THÔNG TIN TUYỂN SINH CHUYÊN NGÀNH MỸ PHẨM:

Thời gian đào tạo ở đại học chính quy là 4 năm (12 học kỳ) với 152 tín chỉ. Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm cung cấp cho người học:

  • Khối kiến thức đại cương gồm các môn khoa học tự nhiên, tin học và chính trị;
  • Khối kiến thức cơ sở ngành thuộc lĩnh vực hóa học và công nghệ kỹ thuật;
  • Khối kiến thức chuyên ngành Mỹ phẩm.

Ngoài ra, người học còn được trang bị thêm khối kiến thức tăng cường về tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh giao tiếp quốc tế, tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo và khởi nghiệp.

Hơn thế, chương trình đào tạo luôn được cập nhật và điều chỉnh theo các nước tiên tiến trên thế giới và theo xu hướng phát triển của xã hội.

Hiện nay, ngành công nghiệp mỹ phẩm đang có nhu cầu rất lớn. Trở thành một Kỹ sư Hóa học chuyên ngành Mỹ phẩm, bạn sẽ có khả năng:

  • Tính toán, thiết kế và vận hành các quy trình sản xuất mỹ phẩm.
  • Phát triển và thử nghiệm các sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có (kem dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm, dầu gội, nước hoa và các sản phẩm làm đẹp khác).
  • Đánh giá chất lượng, hiệu quả, an toàn và khả năng tương thích bao bì của sản phẩm.
  • Tham gia các nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm của một công ty mỹ phẩm.
  • Đại diện bán hàng kỹ thuật và chuyên gia quản lý cho các nhà cung ứng nguyên liệu và sản xuất mỹ phẩm.

Hình ảnh trang thiết bị của phòng thí nghiệm Hóa Mỹ phẩm

Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Call Now