Đất phèn nhiễm mặn là do sự xâm nhập của nước biển, lúc này đất vừa có tính chất phèn (tính acid cao, pH thấp) vừa có tính mặn (EC cao). Đất bị ảnh hưởng bởi muối là loại đất có lượng muối hòa tan đủ để làm giảm năng suất cây trồng. Có bốn nhóm đất chính, được phân loại thành đất phèn bị nhiễm mặn (Thionic Salic Fluvisols) gồm đất mặn, đất chua, đất phèn và đất chua bạc màu [1].
Các giài pháp cải tạo và quản lý đất phèn nhiễm mặn:
* Rửa đất [2, 3]
Rửa đất được thực hiện bằng cách lên líp, đào mương. Mương có độ sâu tùy theo độ sâu xuất hiện tầng Pyrite hoặc tầng Jarosite. Các mương được thông với các mương chính để tiêu nước. Khoảng cách giữa 2 mương càng ngắn tiến trình rửa càng mạnh, tuy nhiên hiệu quả kinh tế cần được quan tâm do mất diện tích đất canh tác. Cần chú ý biện pháp rửa làm giảm độc chất và cũng rửa đi một lượng dưỡng chất cần thiết và nếu ruộng thường bị khô thì biện pháp rửa đất cũng không hiệu quả. Hiệu quả của tiến trình rửa đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần thời gian dài. Tuy nhiên, đây là một biện pháp có hiệu quả để cải tạo đất phèn nhiễm mặn.
* Quản lý mực thủy cấp [3]
Ở vùng ngập theo triều trong mùa khô, giải pháp này là việc duy trì chế độ nước tự nhiên của vùng. Chế độ nước ngọt trong mùa mưa và nước mặn trong mùa khô sẽ gây cản trở sự chua hóa do quá trình oxy hóa trong mùa khô trên đất hoặc ngăn cản sự oxy hóa Pyrite trên đất phèn tiềm tàng mặn. Tuy nhiên, Pyrite có thể vẫn còn hiện diện bên trong các khối đất to, có thể bị oxy hóa khi mực nước ngầm hạ thấp khi có đủ thời gian thích hợp. Trên thực tế việc quản lý mực nước ngầm ở diện rộng cũng gặp khó khăn, cần một mạng lưới kênh dẫn nước dày đặc và cần rất nhiều công sức cũng như lượng nước để duy trì mực nước thích hợp.
* Bón vôi [4-6]
Giải phóng Na+ ra khỏi keo đất tạo thuận lợi cho việc loại bỏ yếu tố mặn, đệm độ pH trong đất, tháo nước ngọt vào để rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ. Sau khi bón vôi cho đất chúng ta nên bón thêm phân xanh, phân hữu cơ có tác dụng làm tăng lượng mùn cho đất, giúp vi sinh vật phát triển, giúp đất tươi xốp, giảm tỉ lệ sét, tăng tỷ lệ hạt limon, hạt keo. Lượng vôi cần thiết phụ thuộc vào độ acid sẵn có và khả năng tăng thêm acid. Tuy nhiên, có thể trung hòa đất acid được hình thành hiệu quả trên bề mặt, dễ bị xói mòn nhất. Áp dụng chất hữu cơ phủ lên đất ngập nước để khi nó phá vỡ chất hữu cơ hoạt động như một bộ đệm cho acid trong vật liệu lưu huỳnh.
* Bố trí cây trồng thích hợp [7, 8]
Bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp là một biện pháp nhằm khai thác và sử dụng đất phèn nhiễm mặn một cách hiệu quả nhất. Trên cơ sở các đặc tính về đất và các chất lượng đất đai ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất và trên cơ sở đặc tính về đất và các chất lượng đất đai ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất và trên cơ sở lựa chọn các kiểu sử dụng đất đã được thực hiện và việc trồng rừng trên vùng đất ngập mặn thường xuyên vẫn là biện pháp tốt nhất cho việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
* Giảm thiểu sự xáo trộn hoặc thoát nước [2]
Ngăn ngừa quá trình oxy hóa sulfidic của đất phèn nhiễm mặn bao gồm thiết kế các hoạt động để giảm thiểu nhu cầu khai thác hoặc xáo trộn đất bằng cách đào xới nông để thực hiện các biện pháp thoát nước hoặc nền móng và tránh hạ độ sâu nước ngầm có thể dẫn đến tiếp xúc với đất. Nếu đất ở gần bề mặt thì nên phủ đất sạch để giảm nguy cơ xáo trộn và cách nhiệt oxy, ngăn chặn quá trình oxy hóa sulfidic bằng cách phủ nó bằng một lớp không thấm nước (ví dụ như đất sét).
* Ứng dụng tách cơ học [2]
Dùng hydrocyclone để tách khoáng chất sunfua (ví dụ như tinh thể Pyrite) khỏi vật liệu sulfidic, tiếp theo là xử lý khoáng chất sunfua trong môi trường yếm khí. Ngoài ra, quản lý đất phèn nhiễm mặn có thể gồm giảm thiểu số lượng và thời gian lưu trữ, giảm thiểu diện tích bề mặt có thể bị oxy hóa, bao phủ đất để giảm thiểu sự xâm nhập của mưa, các biện pháp kiểm soát nước mưa, kiểm soát xói mòn và thu thập và xử lý dòng chảy (lọc).
ThS. Nguyễn Tân Xuân Tùng
Bộ môn Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Email: ntxtung@ntt.edu.vn
Tài Liệu Tham Khảo
[1] FAO., The State of Food and Agriculture 2001 (no. 33). Food & Agriculture Org., 2001. [2] J. T. Jennings, Natural history of the Riverland and Murraylands. Royal Society of South Australia Adelaide, 2009. [3] P. T. V. Vo Quang Minh, “Su dung co hieu qua dat phen, man o dong bang song Cuu Long,” Dat Viet Nam, Hien trang su dung va thach thuc, pp. 167 – 174, 2015. [4] B. P. F. d. A. Gomes, “In vitro antimicrobial activity of calcium hydroxide pastes and their vehicles against selected microorganisms,” Brazilian dental, 2002. [5] X. Wang, Tang, C., Baldock, J. A., Butterly, C. R., & Gazey, C., “Long-term effect of lime application on the chemical composition of soil organic carbon in acid soils varying in texture and liming history,” Biology and Fertility of Soils, 2016. [6] Y. X. Shangguan, Qin, Y., Yu, H., Chen, K., Wei, Y., Zeng, X., … & He, S, “Lime application affects soil cadmium availability and microbial community composition in different soils,” CLEAN–Soil, Air, Water, 2019. [7] H. Hongqian, Xiumei, L., & Guangrong, L., “Effect of long-term located organic-inorganic fertilizer application on rice yield and soil fertility in red soil area of China,” China Agriculture Science, 2011. [8] S. Arora, Singh, A. K., & Singh, Y. P. (Eds.), “Bioremediation of salt affected soils: an Indian perspective,” Springer, 2017.