Ngăn ngừa – Hạn chế hay ngăn ngừa việc tạo ra rác thải thì tốt hơn việc xử lý hay làm sạch sau khi rác thải đã hình thành.
Tiết kiệm nguyên tử – Những phương pháp tổng hợp hoá học nên được thiết kế để tích hợp tối đa tất cả vật liệu được dùng trong quá trình để tạo thành sản phẩm cuối cùng.
Tổng hợp hoá học ít mối nguy – Bất cứ khi nào có thể, những phương pháp tổng hợp nên được thiết kế để sử dụng và tạo ra các chất ít hoặc hầu như không có độc tính đối với sức khỏ con người và môi trường.
Thiết kế những hoá chất an toàn hơn – Những sản phẩm hoá học nên được thiết kế để vẫn giữ được sự hiệu quả về tính năng trong khi giảm thiểu độc tính.
Dung môi và tác chất phụ trợ an toàn hơn – Việc dùng những chất hoá học phụ trợ (dung môi, tác chất phân tách…) nên được giảm thiểu đến mức không cần thiết, hoặc vô hại khi được sử dụng.
Thiết kế hướng đến hiệu quả về năng lượng – Những yêu cầu về năng lượng của các quá trình hoá học nên được giảm thiểu khi xem xét về những tác động về môi trường và kinh tế. Nếu có thể, những phương pháp tổng hợp nên được tiến hành tại nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển.
Sử dụng những nguyên liệu thô có khả năng tái tạo – Những nguyên liệu thô nên được tái tạo hơn là cạn kiệt.
Giảm thiểu các dẫn xuất – Những quá trình tạo dẫn xuất (biến đổi hoá học hợp chất ban đầu thành một một hợp chất mới cấu trúc tương tự nhưng mang một nhóm chức mới) không cần thiết nên được giảm thiểu hoặc phòng tránh nếu có thể vì quá trình tạo dẫn xuất đòi hỏi thêm tác chất và có thể sản sinh chất thải.
Quá trình xúc tác – Những tác chất xúc tác với độ chọn lọc thì vượt trội hơn các tác chất bị tiêu hao trong các phản ứng.
Thiết kế hướng đến tính phân huỷ – Những sản phẩm hoá học nên được thiết kế sao cho có thể phân huỷ thành những sản phẩm vô hại và không tồn đọng trong môi trường.
Quan trắc để ngăn ngừa chất ô nhiễm – Những phương pháp phân tích nên được phát triển cho việc quan trắc trực tiếp và kiểm soát trong toàn bộ quá trình hoá học trước khi các chất hoá học nguy hiểm hình thành.
Hoá học an toàn hơn hướng đến ngăn ngừa tai nạn – Chất hoá học hay sự hình thành các chất hoá học trong quá trình nên được lựa chọn để giảm thiểu những tiềm năng tai nạn hoá học như sự phát thải, và sự cháy nổ.