“Thực học –Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp” là triết lý giáo dục được tuyên bố rõ ràng trong Chiến lược phát triển Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Triết lý này được công bố và thực hiện bởi tất cả cán bộ, Gỉảng viên và sinh viên. Phù hợp với định hướng ứng dụng được phản ánh trong triết lý giáo dục của Trường, khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường theo đuổi triết lý “Vừa học vừa làm” và “Học qua dự án”, chọn cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm khi thiết kế các hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khóa nhằm đạt được chuẩn đầu ra và phát triển năng lực học tập suốt đời của người học.Giảng viên hiểu rõ tầm quan trọng và tích cực tạo ra môi trường học thuật chất lượng cho người học, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tổ chức để cung cấp môi trường thực hành tại doanh nghiệp. Các triết lý này được giảng viên chuyển tải vào trong thiết kế chương trình đào tạo và thực hiện giảng dạy, đặc biệt trong chương trình học sinh viên sẽ được thực tập tốt nghiệp tại Doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động của ngành nghề.
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hàng năm sẽ có 1 học kỳ (12 tuần) sinh viên sẽ được đi thực tập tại các công ty, cơ quan, doang nghiệp có liên quan đến ngành nghề, ví dụ như các nhà máy chế biến thực phẩm, các trung tâm phân tích, trung tâm kiểm nghiệm có liên quan đến thực phẩm. Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 10/2022 đến 31/12/2023 sinh viên Khoá 19 ngành Công nghệ thực phẩm đã được thực tập tại một số công ty, kết quả là sinh viên được tiếp cận và làm việc với môi trường nghề nghiệp thực tế…Nhiều vị trí công việc trong bối cảnh nghề nghiệp giúp sinh viên có những kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng và thái độ để bổ sung và hoàn thiện hơn các kiến thức lý thuyết được học ở trường giúp sinh viên sẽ không bỡ ngỡ với môi trường thực tế tại doanh ngiệp sau khi ra trường.
Sau đây là một số nhận định của sinh viên khi kết thức đợt thực tập hữu ích này.
Tại công ty Công ty TNHH Vị Hảo, sinh viên Trần Quốc Nam:
“Trong quá trình thực tập, em được sắp xếp tham gia trực tiếp vào nhiều công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm như: phân loại, rửa sạch, xay thô, chiếu UV, chiết rót, đóng nắp, dập seal, dán nhãn và in date để tìm hiểu về quy trình sản xuất tương ớt Sriracha xuất khẩu của công ty“.
Tại Công ty liên doanh Phạm ASSET, sinh viên Nguyễn Thị Như Ý:
“Sau ba tháng thực tập tại công ty liên doanh Phạm-Asset đã giúp em có thêm nhiều bài học quý báu. Anh, chị, cô chú trong công ty đã truyền đạt lại những điều vô cùng bổ ích giúp cho em có thể hiểu rõ được thêm về chuyên ngành mà bản thân đang theo học và tự đánh giá được năng lực của mình, học thêm được những bài học thực tế hơn”.
Tại Công ty liên doanh Phạm ASSET, sinh viên Trần Văn Huy:
“Khi được thực tập ở công ty giúp em tiếp thu được rất nhiều kiến thức ở các bộ phận làm việc trong công ty, cách thức phân bố của một dây chuyền sản xuất, cách thức vận hành máy móc và một, nguyên tắc khi vệ sinh phải đáp ứng đủ các yêu cầu về an toàn lao động, cách kiểm soát hàng hóa để ngăn ngừa hàng lỗi, cách giải quyết một vấn đề khi gặp phải. Biết cân bằng tính toán thời gian phân bố công việc một cách thích hợp giúp cho công việc được thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất”.
Tại Công ty liên doanh Phạm ASSET, sinh viên Trần Thị Hiền:
“Trong học kì này, việc đi thực tập giúp em áp dụng được kiến thức chuyên ngành vào thực tế để hiểu rõ hơn quy trình sản xuất, các tác nhân ảnh hưởng đến sản lượng của công ty và các sản phẩm chủ lực nhằm giúp công ty cạnh tranh với các công ty khác, được va chạm thực tế với nhiều tình huống trong môi trường làm việc. Được tham gia vào dây chuyền sản xuất góp phần làm tăng sản lượng của công ty“.
Tại Công ty CP Thực phẩm Thiên Hương, sinh viên Nguyễn Văn Huy:
“Khi được thực tập ở bộ phận QA – MT đã có những trải nghiệm vô cùng giá trị. Bản thân đã học được nhiều cách kiểm tra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm trong phòng gói. Bên cảnh đó các công việc được giao đã giúp bản thân có thêm nhiều kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, tinh thân trách nhiệm cao đối với công việc, kỹ năng xử lý các sự cố khi xảy ra, kỹ năng tính toán và thời gian làm việc. Học hỏi thêm được những kiến thức chuyên môn cao từ các anh chị nhân viên QA. Luôn tự giác, chủ động trong công việc, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn từ các anh chị nhân viên QA”.
Tại Trung tâm dịch vụ và phân tích thí nghiệm Tp HCM (CASE), sinh viên Nguyễn Hoàng Tâm:
“Qua quá trình thực tập em được học tập rất nhiều:
Được học thêm kiến thức thực tế cho ngành nghề
Sử dụng và vận hành được các thiết bị phân tích hiện đại tại trung tâm
Vận dụng các phương pháp phân tích về các chỉ tiêu kim loại nặng trên sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là thành thạo hơn về phân tích chỉ tiêu Hg qua thiết bị MA- 3000
Vận hành thiết bị Manual MA-3000 để phân tích mẫu
Xử lí tình huống không mong muốn gặp phải trong quá trình phân tích, biết được các sự cố trong quá trình phân tích từ đó rút kinh nghiệm và xử lí nhanh hơn
Sắp sếp thời gian hợp lí để phân tích và trả kết quả đúng hẹn
Hoàn thành xong khóa thực tập, em đã nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của chất lượng trong thực phẩm và mong muốn sẽ tiếp tục được làm công việc này. Em đã yêu ngành nghề hơn và tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là thái độ của em đối với công việc này”.