NÊN CHỌN NGÀNH KINH TẾ HAY KỸ THUẬT ?

CÂU HỎI VÀO ĐỜI

“Nên chọn Khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ và khối ngành Kinh tế để theo đuổi sự nghiệp?“ là câu hỏi của nhiều bạn học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh khi phân vân lựa chọn trước cánh cửa trường đại học. Học ngành nào để có thể dễ dàng xin việc? Ngành nào có mức lương khủng?….

Khối Ngành Kỹ Thuật-Công Nghệ:

Ngành Kỹ thuật – Công nghệ vô cùng rộng lớn với nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực đều có các đặc thù riêng, chia ra thành nhiều chuyên ngành như: chế biến thực phẩm, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điện,…

Ưu điểm khối ngành Kỹ thuật:

– Cơ hội việc làm cao: Những năm gần đây, khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ tuy không nằm trong ‘top các ngành thời thượng’ nhưng luôn góp mặt trong top các ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực và đang dần phát triển trong tương lai.

– Mức lương cao: Theo một trang web hàng đầu về lĩnh vực việc làm tại Úc (adzuna.com.au), khối ngành Kỹ thuật luôn góp mặt trong top 5 các ngành có thu nhập cao nhất với mức thu nhập trung bình 1 năm hơn 2 tỉ Việt Nam đồng (tương đương 129.785 đô la Úc).

– Nhiều thách thức và cơ hội để khẳng định mình: Đối với thời đại hội nhập quốc tế, dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày càng cao và đặc biệt là đầu tư vào các ngành Kỹ thuật – Công nghệ. Vì thế nên các yêu cầu của những doanh nghiệp nước ngoài đối với nhân lực trong khối ngành này sẽ khắt khe hơn. Nếu bạn vượt qua những thách thức này, bạn sẽ có được nhiều cơ hội thành đạt.

Khối Ngành Kinh Tế:

Ngành Kinh tế được chia ra thành nhiều chuyên ngành với những chức năng và nhiệm vụ riêng như: kinh tế – tài chính, kinh tế- quản trị, kế toán – kiểm toán,…

Ưu điểm khối ngành Kinh tế:

– Không bao giờ ‘lỗi thời’: Kinh tế luôn là vấn đề hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và đời sống con người nói riêng. Và với độ linh hoạt rất cao của nó, khối ngành Kinh tế luôn nằm trong ‘top các ngành thời thượng’.

– Môi trường làm việc năng động và luôn thay đổi: Là một ngành nghề không dập khuôn, không máy móc, sẽ khiến bạn không bị nhầm chán bởi những nguyên lý, máy móc khô khan.

– Khả năng hội nhập quốc tế: Nền kinh tế nước nhà đang ngày càng phát triển, ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng chính là cơ hội phát triển, hội nhập cho khối ngành Kinh tế. Bạn sẽ có cơ hội đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài để phát triển bản thân cũng như trở thành một lãnh đạo cao cấp.

Nếu Chỉ Biết 1 trong 2 ngành Kinh Tế hoặc Kỹ Thuật – Công Nghệ

Nếu bạn muốn phát triển tương lai mà chỉ tập trung vào kiến thức về kinh tế thì con đường của bạn sẽ không khả quan. Việc nắm rõ, hiểu sâu về kiến thức chuyên môn là điều cần thiết đối với tất cả các ngành nghề. Những nhà lãnh đạo cấp cao thường luôn hiểu rõ, nắm được tất cả những chuyên môn về kỹ thuật cần thiết thì họ mới điều hành, quản lý, kinh doanh, và xử lý những điều cốt lõi một cách tinh tế và hiệu quả. Đó cũng chính là yếu tố giúp cho một dân kỹ thuật làm quản lý lại tốt hơn dân kinh doanh thuần túy. Chúng ta thường thấy những chức vị giám đốc, trưởng phòng của các công ty thường sẽ có 2 văn bằng, họ sẽ phải học thêm những chứng chỉ về kinh tế hoặc bổ sung các văn bằng kỹ thuật.

Nếu chỉ biết về kỹ thuật mà không biết về kinh tế bạn sẽ khó phát triển ở những môi trường công ty, tập đoàn lớn. Đây cũng sẽ là cản trở cho bạn khi phát triển bản thân. Ví như việc bạn muốn gọi vốn đầu tư, bạn trình bày về kế hoạch của bạn nhưng lại không biết gì về quản trị sản xuất, kinh tế thị trường,…

Vậy làm thế nào để vừa giỏi kinh tế, vừa biết kỹ thuật-công nghệ? Câu trả lời nằm ở việc bạn nắm bắt được xu hướng phát triển tương lai.

HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Với tác động ngày càng tăng của toàn cầu hóa và công nghệ tiên tiến, các ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp đang trong tình trạng mở rộng và phát triển. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có khả năng đón đầu sự phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu, có kiến thức kinh doanh thực tế và học thuật để quản lý tốt hơn các thách thức về thực phẩm ở trong nước và trên thế giới. Nhân lực 2 trong 1 như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức cho công ty và nguồn nhân lực này chắc chắn sẽ có những vị trí hấp dẫn, năng động trong tương lai.

Hiện đa số các trường đại học ở Việt Nam đang chỉ đào tạo kỹ sư chuyên ngành thực phẩm chứ chưa có sự kết hợp đào tạo kỹ sư thực phẩm và quản lý kinh doanh.

Chính vì vậy, sự ra đời của ngành Quản trị Kinh doanh Thực phẩm tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) đang được nhiều thí sinh chờ đón.

Đội ngũ giảng viên Ngành Công nghệ Thực Phẩm – NTTU

QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC PHẨM LÀ NGÀNH HỌC GÌ ?

Quản trị Kinh doanh Thực phẩm là một lĩnh vực kết hợp giữa khoa học công nghệ thực phẩm và quản lý kinh doanh trong ngành thực phẩm. Ngành học này tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các quy trình công nghệ để sản xuất, chế biến, bảo quản và đảm bảo chất lượng của các sản phẩm thực phẩm; lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý chi phí và lợi nhuận, quản lý nhân sự và hệ thống phân phối để đảm bảo việc kinh doanh thực phẩm được hiệu quả và có lợi nhuận.

Mục tiêu của ngành học này là nhằm đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh thực phẩm có kiến thức cơ sở và chuyên môn rộng trong lĩnh vực công nghệ sản xuất thực phẩm như:  kiến thức về khoa học thực phẩm, kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm; kỹ năng xây dựng, điều hành quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thực phẩm, kỹ năng thương mại hóa sản phẩm thực phẩm. Đồng thời cung cấp cho các bạn sinh viên kiến thức về quản trị, kinh doanh, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu quản trị, tài chính và marketing và kinh doanh thực phẩm; đủ năng lực để triển khai nghiên cứu, sản xuất thực phẩm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

 Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm NTTU trải nghiệm thực tế tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam

CƠ HỘI VIỆC LÀM NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC PHẨM

Như vậy, nhờ năm bắt được cả hai yếu tố về: kinh doanh thực phẩm và công nghệ thực phẩm chuyên sâu sẽ giúp các bạn sinh viên tăng sự cạnh tranh, nắm bắt được nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Ngoài vị trí kỹ sư công nghệ thực phẩm các bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như:

– Nhân viên trong các phòng kinh doanh, kế hoạch, vật tư,… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm.

– Nhân viên giám sát, đảm bảo chất lượng (QA: Quality Assurance) trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm và trong các cục/chi cục/phòng ban chuyên môn về chất lượng nông-lâm-thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm…của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương,…

– Thăng tiến lên tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm.

QUYẾT ĐỊNH CHO TƯƠNG LAI

Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang là mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế Việt nam. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực cho ngành công nghệ thực phẩm là rất lớn. Với những kiến thức về Quản trị kinh doanh Thực phẩm, tương lai các bạn đang rộng mở rất nhiều cơ hội và thách thức trong việc quản trị sản xuất thực phẩm và kinh doanh phân phối thực phẩm.

“Nên chọn Khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ và khối ngành Kinh tế để theo đuổi sự nghiệp ?“ – Câu trả lời đã có với văn bằng 2 ngành trong 1 chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh Thực phẩm tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Tác giả: TS. Vũ Thị Kim Ngọc

Call Now