Khoa học thực phẩm hay Công nghệ thực phẩm là sự kết hợp của hóa học, hóa sinh, vi sinh, dinh dưỡng, và kỹ thuật hóa học. Do đó, lĩnh vực khoa học thực phẩm bao gồm sự hiểu biết về hóa học và hóa sinh của các thành phần thực phẩm và đòi hỏi các nhà khoa học thực phẩm phải được đào tạo đúng chuyên ngành. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sự tinh vi trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm cũng đã thúc đẩy nhu cầu về các chuyên gia có kiến thức và tay nghề cao.
Các nhà công nghệ thực phẩm chịu trách nhiệm phát triển, sửa đổi và sản xuất các sản phẩm và quy trình thực phẩm an toàn và hiệu quả. Các nhà công nghệ thực phẩm lập kế hoạch sản xuất các sản phẩm thực phẩm và đồ uống và có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm nhà bếp, nhà máy, phòng thí nghiệm và văn phòng. Do đó, các trách nhiệm cụ thể rất khác nhau nhưng có thể bao gồm:
- Tạo ra các ý tưởng và công thức sản phẩm mới
- Sửa đổi và cải thiện công thức hiện có
- Thiết kế quy trình và máy móc để sản xuất công thức nấu ăn trên quy mô lớn
- Liên lạc với nhân viên kinh doanh
- Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Xác định và lựa chọn sản phẩm từ các nhà cung cấp
- Giám sát việc sử dụng phụ gia
- Thử nghiệm và kiểm tra mẫu
- Viết báo cáo.
Trình độ chuyên môn và yêu cầu đào tạo
Để theo đuổi và phát triển sự nghiệp liên quan tới lĩnh vực công nghệ thực phẩm, sinh viên tốt nghiệp sẽ cần bằng cấp đúng hoặc gần với ngành công nghệ thực phẩm, chẳng hạn như khoa học/công nghệ thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm/hóa học, hóa sinh, dinh dưỡng, vi sinh hoặc hóa học. Sở hữu bằng cấp sau đại học liên quan đến thực phẩm có thể có lợi trong quá trình tuyển dụng và làm việc thực tế.
Các kỹ năng chính cho kỹ thuật viên công nghệ thực phẩm
- Quan tâm đến Khoa học & Công nghệ Thực phẩm
- Kiến thức khoa học
- Kỹ năng nghiên cứu
- Đầu óc phân tích và tính toán
- Kỹ năng quan sát, tỉ mỉ đến từng chi tiết, đặc biệt là về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Kỹ năng phân tích và tính toán tốt.
- Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản
- Khả năng làm việc nhóm tốt
- Khả năng làm việc độc lập
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng thực hành
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tác giả: ThS. Nguyễn Quốc Duy