Giới thiệu Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường

Ngày 26/05/2011, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành, đã kí quyết định thành lập Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm. Qua quá trình thay đổi để phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường, vào tháng 05/2019, Khoa chính thức được đổi tên thành Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường (Faculty of Environmental and Food Engineering, ENFO). Khoa hiện đào tạo 03 chương trình đại học (Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học và Quản lý Tài nguyên và Môi trường). Hiện tại, Khoa có 494 sinh viên (cập nhật tháng 08/2021) theo học. Tổng số giảng viên cơ hữu của khoa là 36, trong đó có 11 TS, 5 NCS và 14 ThS. Khoa có 7 cán bộ hỗ trợ (2 nhân viên phòng thí nghiệm, 3 kỹ thuật viên, 1 giáo vụ và 1 thư ký khoa).

Trong Chiến lược phát triển Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2035, khoa tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh của khoa như sau:

Tầm nhìn

Các ngành đào tạo thuộc Khoa nhằm đào tạo các kỹ sư tương lai có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết, phục vụ cho sự phát triển bền vững của môi trường và xã hội. Trong tương lai, Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường sẽ trở thành trung tâm về giáo dục và nghiên cứu ứng dụng đạt chuẩn khu vực và quốc tế trong lĩnh vực thực phẩm và môi trường. Khoa ưu tiên đẩy mạnh việc quốc tế hóa chương trình đào tạọ để sinh viên sẵn sàng tham gia vào môi trường lao động chuyên nghiệp đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển sự nghiệp trong và ngoài nước.

Sứ mệnh

Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thực phẩm; cung cấp môi trường học tập trải nghiệm thực tế tại trường và doanh nghiệp cho SV, thực hiện các NCKH và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường; phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề; thúc đẩy việc học tập suốt đời, tinh thần khởi nghiệp và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.

Triết lý giáo dục

“Learning by doing”.

Người học được trải nghiệm với việc giải quyết vấn đề và suy ngẫm (reflection) để tự xây dựng kiến thức

Cơ cấu tổ chức