GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA ĐẬU PHỘNG VÀ ĐẬU PHỘNG MẦM

Đậu phộng là loại thực phẩm được sử dụng rất rộng rãi trong mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, ngoài phần hạt thì các bộ phận còn lại của cây đậu phộng đều có công dụng riêng.

Thành phần Công dụng
Hạt đậu phộng Giúp hỗ trợ tuần hoàn máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, sỏi mật, giúp tóc khỏe và chống suy giảm trí nhớ…
Vỏ lụa Cầm máu, chữa xuất huyết, và kích thích tủy sống tạo ra tiểu cầu
Vỏ quả đậu phộng Có khả năng chống lại các vi khuẩn như Acinetobacter baumannii, Staphylococcus aureus (gây các bệnh về nhiễm trùng), Klebsiella pneumonia (gây viêm phổi), Escherichia coli (gây ngộ độc thực phẩm và bệnh đường ruột)… và làm giảm sự hấp thu chất béo của cơ thể
Lá và thân Có tác dụng an thần nhẹ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, chiết xuất lá đậu phộng từ dung môi methanol còn giúp ngăn chặn sự phát triển của chứng phù chân và ức chế kết tập tiểu cầu
Mầm Mầm của hạt đậu phộng có tiềm năng trong phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson, chống lão hóa, chống ung thư, chống viêm và ngăn ngừa bệnh tim mạch
Rễ Khả năng chống oxi hóa mạnh (do có chứa một hợp chất polyphenolic tự nhiên là resveratrol)

Khi hạt đậu phộng nảy mầm, những thay đổi sinh hóa phức tạp xảy ra, trong đó có sự hình các hợp chất phytochemical, protein, vitamin và khoáng chất. Kết quả là hạt đậu mầm sẽ có hàm lượng các hoạt chất sinh học, chất chống oxy hoá cao hơn đậu chưa nảy mầm.

Vì vậy, nếu không dị ứng với đậu phộng, đậu phộng hoặc đậu phộng mầm là thực phẩm tốt cho sức khoẻ bạn có thể cân nhắc sử dụng.

Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung

Call Now