GIỚI THIỆU VỀ HÓA HỌC XANH

Hóa học xanh được định nghĩa là sự thiết kế những sản phẩm và quá trình hóa học để giảm thiểu hoặc loại bỏ sự sinh ra những chất hóa học nguy hoại. Khái niệm Hóa học xanh được định hình vào đầu những năm 1990, gần cách đây 30 năm. Từ đó, tại Mỹ hàng loạt các chương trình hành động của chính phủ đã khởi xướng. Những chương trình quan trọng đầu tiên bao gồm “Giải thưởng về các thách thức trong Hóa học xanh” của chính phủ Mỹ vào năm 1995, viện Hóa học xanh được thành lập vào năm 1997, và tạo chí Hóa học xanh của hiệp hội hoàng gia Hóa học vào năm 2019.

Khía cạnh quan trọng nhất của Hóa học xanh nằm ở khái niệm thiết kế. Thiết kế là một hoạt động có tính chủ đích, và quá trình thiết kế không thể đến từ các hoạt động ngẫu nhiên. Nó phải bao gồm tính mới, và đến từ hoạt động tư duy hệ thống và có kế hoạch. 12 nguyên lý của Hóa học xanh là những “nguyên tắc thiết kế” giúp các nhà hóa học đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vừa đạt được đồng thời những mục đích bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Phạm vi của Hóa học xanh không chỉ dừng lại ở những quan tâm về những mối nguy liên quan đến độc tính hóa học, mà còn bao gồm sự bảo tồn năng lượng, giảm thiểu rác thải, và những xem xét về chu trình sống của một sản phẩm, ví dụ: những nguyên vật liệu/năng lượng tái tạo và có thể hoàn nguyên, tái sử dụng.

Khái niệm Hóa học xanh đã và đang có những tác động to lớn vì nó vượt ra ngoài ranh giới của những phòng thí nghiệm nghiên cứu và chạm đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống như công nghiệp, giáo dục, môi trường…Nhờ sự tích hợp của khái niệm Hóa học xanh, các nhà hóa học có thể thiết kế các sản phẩm và quá trình vừa hữu ích và vừa tác động tích cực đến sức khỏe con người và môi trường. Một số trường Đại học hiện nay đã mở ra các khóa học và chương trình đào tạo về Hóa học xanh và Kỹ thuật xanh và xu hướng Hóa học xanh đã, đang và sẽ ngày càng thu hút sự quan tâm và đầu tư từ cộng đồng.

[1] Anastas, P. & N. Eghbali (2010) Green Chemistry: Principles and Practice. Chemical Society Reviews, 39, 301-312.

[2] Náray-Szabó, G. & L. T. Mika (2018) Conservative evolution and industrial metabolism in Green Chemistry. Green Chemistry, 20, 2171-2191.

Call Now