NGHIÊN CỨU SỰ HẤP PHỤ CÁC HOẠT CHẤT TRONG TINH DẦU TRÀM TRÀ QUA BỀ MẶT DA BẰNG MÔ PHỎNG ĐỘNG LỰC HỌC PHÂN TỬ

Việc hiểu rõ khả năng tương tác, thẩm thấu qua da của các chất có hoạt tính sinh học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên các công bố về vấn đề này rất ít. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện ở mức độ in vitro và tốn chi phí rất lớn, chúng chưa giải thích được một số vấn đề như: Cấu trúc, tính chất động học, cơ chế thẩm thấu, phân bố hoạt chất trên bề mặt da và qua da, năng lượng tương tác và khả năng đi qua da của hoạt chất. Để giải quyết các vấn đề trên một phương pháp thường được sử dụng gần đây  đi kèm với các phương pháp thực nghiệm là phương pháp mô phỏng động lực học phân tử (Molecular Dynamics Simulation (MDS)). MDS đã được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng, khả năng thẩm thấu, khuếch tán của các hoạt chất trên da. MDS có thể giải thích được cơ chế thẩm thấu, cấu trúc, động học, tương tác năng lượng ở quy mô phân tử. Điều mà không thể thực hiện được bằng thực nghiệm. Việc ứng dụng MDS để mô phỏng khả năng thẩm thấu qua da của các hoạt chất qua da có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm qua da một cách phù hợp. MDS đã thể hiện tính khả thi và khả năng giải quyết những vấn đề mà các nghiên cứu thực nghiệm về tính thấm qua da bằng các phương pháp in vitro và in vivo chưa thực hiện được cũng như chưa thể hiểu rõ cơ chế.

Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu sự hấp phụ các thành phần hoạt chất chính trong tinh dầu tràm trà (gồm 1,8-Cineole và Terpinen-4-ol) qua bề mặt da bằng mô phỏng động lực học phân tử. Cụ thể là thực hiện các nội dung: Nghiên cứu đánh giá tổng quan; Thực hiện mô phỏng các hoạt chất trong tinh dầu tràm trà qua da để xác định được cấu trúc, sự phân bố của mỗi hoạt chất 1,8-Cineole, Terpinen-4-ol qua da và  xác định được cấu trúc, sự phân bố hệ hỗn hợp hai hoạt chất Terpinen-4-ol và 1,8-Cineole qua da. Các đặc tính cấu trúc và động học của các hợp chất này được đặc trưng bởi hàm phân phối xuyên tâm (RDF), hệ số tự khuếch tán được tính bằng chuyển vị bình phương trung bình (MSD), sức căng bề mặt và hình ảnh trực quan. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy hình ảnh trực quan sự phân bố các hoạt chất 1,8-Cineole, Terpinen-4-ol, cấu trúc và tính chất động lực học của của chúng qua bề mặt da. Khi một hợp chất hoạt động đơn lẻ (1,8-Cineole hoặc Terpinen-4-ol) hấp phụ trên da, sự gia tăng độ che phủ bề mặt dẫn đến sự gia tăng cường độ đỉnh cực đại trong hàm phân phối xuyên tâm RDF cho cả 1,8-Cineole và Terpinen-4-ol. Hệ số tự khuếch tán (MSD) giảm đơn điệu đối với 1,8 Cineole, nhưng lại tăng đối với Terpinen-4-ol khi độ che phủ bề mặt tăng. Khi cả 1,8-Cineole và Terpinen-4-ol được hấp phụ đồng thời trên da, kết quả thu được khá đặt biệt. Hệ số tự khuếch tán thấp nhất và độ giảm sức căng bề mặt nhỏ nhất có thể đạt được đồng thời ở một giá trị thành phần nhất định các hoạt chất trong hỗn hợp. Kết quả này khá thú vị và có thể góp phần giải thích được một số vấn đề thực tế về các tiêu chuẩn iso quy định về các thành phần trong tinh dầu tràm trà hiện đang thiếu các cơ sở khoa học để giải thích. Kết quả của nghiên cứu sẽ có thể đóng góp hiểu biết về sự tương tác của các thành phần chính trong tinh dầu tràm trà qua bề mặt da.

Phân bố hoạt chất 1,8-Cineole và Terpinen-4-ol trên lớp lipid da ở các tỉ lệ % 1,8-Cineole khác nhau trong hỗn hợp, lần lượt từ trái qua phải là 25%; 50% và 75%.

BM Thực hành

Call Now