NỘI DUNG ĐÀO TẠO CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM GẮN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI – CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN

Trong các nhóm ngành dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng thì ngành công nghệ thực phẩm hứa hẹn sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Với nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, các yêu cầu về mẫu mã cũng như chất lượng thực phẩm ngày càng được quan tâm hơn. Ngoài các sản phẩm chủ chốt như rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa thì nhiều sản phẩm thực phẩm khác cũng đang được mở rộng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt các các sản phẩm chế biến và chế biến sâu từ nguồn nông sản dồi dào của Việt Nam cũng phải được khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế.

Đứng trước nhu cầu đó, ngành công nghệ thực phẩm của trường đại học Nguyễn Tất Thành đào tạo sinh viên có nền tảng kiến thức về hóa học, sinh học, ứng dụng vào quy trình kiểm tra nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm…Trong quá trình học tập, sinh viên được tiếp xúc với các dây chuyền sản xuất thực nghiệm chế biến thịt, cá, nước giải khát, bánh kẹo… tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ thống phòng thí nghiệm phân tích hóa học, hóa lý, vi sinh, cảm quan hiện đại. Đây là một ngành học đặc thù nên sinh viên sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm và tập làm quen với các công việc như: phân tích thực tế chất lượng sản phẩm, dinh dưỡng, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn cùng tiến hành các quy trình sản xuất chế biến, bảo quản thực phẩm. Những tố chất và kỹ năng cần thiết được đào tạo trong quá trình các bạn theo học chuyên ngành công nghệ thực phẩm tại trường:

  • Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích
  • Kỹ năng nghiên cứu
  • Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao
  • Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…

Sinh viên mới ra trường với kiến thức có được trong quá trình học sẽ phù hợp công việc tại các vị trí QA – QC, nhân viên R&D,… của các công ty thực phẩm để tích lũy kinh nghiệm, khi tích lũy kinh nghiệm lâu năm và có nâng cao chuyên môn các bạn hoàn toàn có thể trở thành các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận.

Công việc cụ thể sau khi ra trường:

  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm
  • Kiểm soát và vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm
  • Kiểm soát và đảm bảo chất lượng thực phẩm
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các nhà máy, trung tâm, viện, trường
  • Kinh doanh sản phẩm thực phẩm, phụ gia, thiết bị chế biến thực phẩm
  • Giảng viên các trường cao đẳng hoặc đại học

Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp lớn, có thể kể đến các tập đoàn như: Tân Hiệp Phát, Hữu Nghị, Kinh đô, Vinamilk, và một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài như: Pepsico, Coca-cola, Heineken, Nestlé, Sabeco, Abbott, Zagro, Carlberg, Ajinomoto, Kewpie, Cargill… luôn tìm kiếm nhân sự giỏi cho rất nhiều vị trí trong dây chuyền sản xuất.

BM Công nghệ Thực phẩm

Call Now